Bà bầu có ăn được lá tía tô không và nên ăn như thế nào để không bị tác dụng phụ?
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
Tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc trong các bữa ăn Việt Nam: ăn kèm với món nướng cho đỡ ngán, hoặc cho một chút vào món canh/hầm cho thơm. Nhiều chị em khi mang thai rất lăn tăn về vấn đề bà bầu có ăn được lá tía tô không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi và hay truyền tai nhau những kinh nghiệm dân gian. Thực hư vấn đề này như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi trong bài viết sau.
4 lợi ích bất ngờ của lá tía tô đối với bà bầu
Trước hết, chúng ta hãy cùng liệt kê những lợi ích mà tía tô mang lại cho các mẹ bầu nhé! Dùng lá tía tô đúng cách và đúng thời điểm sẽ cải thiện đáng kể sức khoẻ của mẹ bầu trong thai kỳ vì những công dụng mà loại lá này mang lại.
Tía tô trị cảm cúm, cảm lạnh cho bà bầu
Trong thời gian mang thai, nếu chẳng may bị cảm cúm hay cảm lạnh, chị em khó có thể sử dụng thuốc tây để trị bệnh vì nó có thể gây tác dụng phụ không tốt đến thai nhi. Chị em có biết có một cách an toàn hơn nhiều, đó là dùng lá tía tô. Cách dùng như sau:
- Đơn giản nhất là nấu cháo tía tô. Cháo tía tô sẽ giúp các triệu chứng cảm giảm đi đáng kể.
- Cách thứ 2 là đun sôi một nắm lá tía tô với ít vỏ quýt và gừng rồi chắt lấy 1 chén nước, uống khi còn nóng ấm, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Cách này vô cùng hiệu quả bởi chỉ sau 1 lần thực hiện, triệu chứng cảm giảm đi rõ rệt.
Lưu ý là chỉ nên áp dụng trong vòng 2-3 ngày, vì nếu dùng tía tô lâu ngày sẽ dễ làm bà bầu tăng huyết áp.
Giảm triệu chứng ốm nghén
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn kinh khủng nhất đối với hầu hết các mẹ, vì thời gian này các chị em thường bị ốm nghén và sẽ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi. Một trong các cách cải thiện triệu chứng nghén là dùng lá tía tô kết hợp với một số thành phần khác, sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho bà bầu.
Có bài thuốc Nam kết hợp tía tô với đương quy, hoài sơn, phòng sâm, cam thảo, đại táo… với liều lượng nhất định sắc thành thang thuốc uống. Mẹ bầu nếu không bị cao huyết áp có thể tham khảo cách này để những triệu chứng ốm nghén giảm đi đáng kể.
Tía tô giúp giảm phù chân ở bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ
Công thức một nắm lá tía tô nấu với nước sôi khoảng 5 phút rồi bỏ thêm muối hạt, để nguội rồi ngâm chân sẽ giúp các chị em giảm phù nề trong giai đoạn gần sinh. Cách làm đơn giản này giúp cơ thể mẹ bầu đào thải bớt độc tố, thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ hơn.
Chống viêm mụn và làm trắng da ở bà bầu
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể dễ bị nổi mụn ở mặt, lưng, vai… do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng viêm của mụn và làm trắng da một cách an toàn cho bà bầu trong giai đoạn này.
Cách làm cụ thể như sau: lá tía tô rửa sạch để ráo nước, sau đó giã nát và chắt lấy nước cốt. Dùng bông thoa phần nước cốt này lên phần da mặt hoặc cơ thể bị mụn rồi đợi khoảng 20 phút, sau đó rửa/tắm lại bằng nước ấm. Nếu không có thời gian, chị em cũng có thể vò nát tía tô với nước ấm để rửa mặt hoặc tắm hàng ngày.
Tác hại của lá tía tô đối với bà bầu
Bên cạnh những lợi ích to lớn kể trên, tía tô cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với các mẹ bầu nếu dùng không đúng cách hay quá lạm dụng.
Gây tăng huyết áp
Những bài thuốc để ăn/uống kể trên chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn khoảng 2-3 ngày. Lá tía tô nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc với liều lượng quá nhiều sẽ làm huyết áp của mẹ bầu tăng cao, dễ dẫn đến biến chứng như tiền sản giật, đẻ non, thai nhi mắc bệnh tim mạch… Ngoài ra, nếu uống nước lá tía tô lâu ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, khó thở, táo bón, tiểu tiện đỏ…
Tình trạng xuất huyết tồi tệ ở một số bà bầu khi dùng lá tía tô để kích đẻ
Dân gian truyền miệng nhau cách uống lá tía tô khi sắp chuyển dạ giúp dễ đẻ. Tuy nhiên, cách làm này không dựa theo nghiên cứu nào, và đã gây ra tình trạng xuất huyết ồ ạt ở một số mẹ bầu khi chuẩn bị lâm bồn, gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con.
Dùng tía tô không tốt đối với người bị cảm nóng hoặc có cơ địa ra nhiều mồ hôi
Theo bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), tía tô không được dùng với người bị cảm nóng hoặc người có cơ địa ra nhiều mồ hôi.
Bà bầu có ăn được lá tía tô không?
Qua những kiến thức chia sẻ ở trên, mẹ hoàn toàn yên tâm rằng bà bầu có thể ăn được lá tía tô. Tuy nhiên, dù là lá tía tô hay loại thực phẩm nào thì cũng không nên ăn quá nhiều hoặc ăn dài ngày để tránh gây phản ứng không tốt cho cơ thể. Tía tô có tính ấm, dùng thường xuyên và nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, khiến bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị. Vì thế, các chị em không nên tự ý dùng bừa bãi nhé!
Các món ngon không thể thiếu lá tía tô trong thành phần
Mẹ bầu hãy tham khảo danh sách những món ăn có lá tía tô mà trong đó tía tô giúp làm nổi bật hẳn hương vị của món chính lên nhé. Đây là những món vô cùng quen thuộc và không quá khó để chuẩn bị:
- Cháo thịt bằm kết hợp với hành và tía tô giải cảm
- Món cà bung nấu với thịt heo, đậu rán, thêm mẻ, mắm tôm, hành và tía tô vô cùng hấp dẫn
- Ba chỉ om chuối đậu kèm tía tô
- Ốc nấu chuối đậu thịt không thể thiếu tía tô cho dậy mùi
- Chả ốc tía tô
- Bánh xèo giòn ăn kèm với tía tô và các loại rau thơm khác
Lời kết
Mẹ bầu hãy ăn tía tô như một thứ gia vị đi kèm với các món chính nhé, và đã là gia vị thì chỉ vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nếu muốn sử dụng tía tô như một vị thuốc để trị bệnh, các mẹ nên tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến thầy thuốc để có bài thuốc an toàn nhất cho sức khoẻ. Tía tô có nhiều tác dụng có lợi cho bà bầu nhưng chỉ tốt khi dùng trong thời gian ngắn. Chúc các mẹ có chế độ ăn hợp lý mà không phải bỏ lỡ món rau gia vị phổ biến này!
Xem thêm:
- Tía tô – “Thần dược” giảm cân, đẹp da, chữa gout hiệu quả và tốt cho bà bầu
- Mách chị em 4 cách làm trắng da bằng lá tía tô dễ làm và mang lại hiệu quả cao
- Bầu ăn lá lốt được không và những điều cần lưu ý khi ăn lá lốt trong giai đoạn thai kỳ
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
- Bà bầu thèm ăn mặn có thể tiêu thụ bao nhiêu muối một ngày trong thai kỳ?
- Quan hệ khi có bầu như thế nào để bố mẹ “lên đỉnh”, thai nhi phát triển bình thường?
Bình luận0