Bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới có phải là dấu hiệu sinh non?
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Tại sao mang thai dễ bị tiểu đường: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Hiện tượng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới thường khiến các mẹ nghĩ ngay đến khả năng sinh non. Hãy cùng lý giải nguyên nhân về hiện tượng này nhé.
Nhiều mẹ bầu rất lo lắng khi bị đau tức bụng dưới ở tuần thứ 33 của thai kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu không hẳn là một cảnh báo nguy hiểm. Thực tế đau bụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là do bé đang phát triển tốt trong cơ thể của mẹ. Thế nên mẹ bầu đừng quá lo lắng và cho rằng đây là dấu hiệu của hiện tượng sinh non.
Nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới
Tử cung phát triển
Tử cung phát triển thường chiếm chỗ đường ruột, khiến mẹ buồn nôn hoặc trướng bụng. Mẹ bầu nên ăn chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa hơn. Ngoài ra, hãy chia thời khóa biểu để có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục. Đặc biệt mẹ nên đi tiểu ngay sau khi mắc tiểu.
Đau dây chằng tròn
Dây chằng tròn là phần kết nối giữa phía trước tử cung và hai bên háng. Khi tử cung phát triển trong thai kỳ, dây chằng tròn sẽ giãn ra để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi. Vì vậy, mỗi bước di chuyển của mẹ bầu có thể khiến dây chằng tròn co thắt, gây nên những cơn đau khó chịu. Để hạn chế tình trạng này, tránh cử động đột ngột, tập yoga và các bài tập vận động nhẹ nhàng.
Đau bụng ở tuần thứ 33 của thai kỳ thường khiến mẹ bầu lo lắng
Táo bón và khí dư
Thủ phạm gây ra triệu chứng này chính là hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động kém, thức ăn chậm chuyển hóa hơn bình thường. Để ngừa táo bón, mẹ nên uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, mẹ nên tham vấn ý kiến chuyên môn của bác sĩ.
Cơn co giả Braxton Hicks
Cơn gò Braxton Hicks là cơn co thắt tử cung co bóp liên tục. Khi thai nhi càng phát triển, các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên hơn. Mất nước là nguyên nhân làm kích hoạt các cơn co thắt Braxton Hicks. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước trong thai kỳ.
Cơn co giả Braxton Hicks thường gây nhầm lẫn với dấu hiệu chuyển dạ
Báo động đỏ cho mẹ bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới
Ngoài những cơn đau bụng thông thường, phụ nữ mang bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới cần cẩn thận với các bệnh lý nguy hiểm sau đây:
Sinh non
Dấu hiệu: thai phụ đau bụng từng cơn, tức nặng bụng dưới, đau lưng, kèm dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Nhau bong non
Đây là trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay hoàn toàn trước khi thai được sinh ra ngoài. Nhau thai khi bong ra khỏi thành tử cung nghĩa là dòng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng bị cắt đứt. Thai nhi lúc này cần đưa ra ngoài ngay. Triệu chứng nhau bong non thường gặp: đau bụng đột ngột, dữ dội, bụng cứng như gỗ, ra máu âm đạo loãng, sẫm màu. Mẹ có thể choáng, tim thai bất thường.
Mẹ đi bệnh viện ngay nếu đau bụng kèm đau lưng
Tiền sản giật
Dấu hiệu bệnh tiền sản giật ở thai phụ: đau đầu, đau giữa bụng phía trên rốn hay lệch phải, tức ngực, khó thở, phù tay chân. Bệnh chỉ có thể phát hiện sớm qua đo huyết áp và kiểm tra nước tiểu vào nửa sau thai kỳ.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Triệu chứng điển hình bao gồm: cơn mắc tiểu đột ngột, đau rát khi đi tiểu và đi tiểu ra máu. Một số thai phụ bị nhiễm trùng tiểu cũng có cả triệu chứng đau bụng. Bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng ở thận và làm tăng nguy cơ sinh non. Nếu phát hiện sớm, bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
Làm gì để giảm đau bụng thông thường đối với phụ nữ đang mang bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới?
Nghỉ ngơi, thư giãn
Khi bị đau bụng dưới, cơ thể mẹ thường mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn gì cả Mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con.
Tránh ngồi lâu một chỗ
Ngồi quá lâu một chỗ sẽ gây ra áp lực lớn cho bụng dưới. Nếu công việc đòi hỏi ngồi nhiều, thì sau khoảng 1 tiếng mẹ nên đứng lên đi lại.
Uống nhiều nước
Nước sẽ là “vị cứu tinh” giúp mẹ giảm đau tức bụng dưới khi mang thai đấy! Các mẹ nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể uống nhiều hơn vào những ngày nóng bức tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
Chế độ ăn uống hợp lý, nhiều nước giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh, giảm đau bụng
Chế độ ăn hợp lý
Các thức ăn chứa nhiều protein, canxi, sắt, chất xơ… giúp hệ tiêu hóa của mẹ luôn khỏe mạnh. Tránh xa các món ăn cay nồng, nóng, chua, thức ăn sống. Đây là thủ phạm gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở mẹ bầu.
Chườm khăn nóng vào vùng bụng
Mẹ cũng có thể chườm khăn nóng vào vùng bụng bị đau để giảm cơn đau tức khó chịu.
Massage nhẹ nhàng, vận động đơn giản
Massage nhẹ nhàng cũng là giải pháp giúp mẹ bầu thư giãn và giảm tình trạng đau tức bụng dưới. Ngoài ra mẹ bầu có thể tham gia các lớp tập dành cho phụ nữ mang thai, đi bộ bơi.
Tập yoga cũng giúp mẹ giảm stress và tình trạng đau tức bụng dưới
Tạm kết
Tình trạng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới không quá nguy hiểm như nhiều mẹ nghĩ. Đôi khi đau bụng dưới chỉ là hiện tượng bình thường do tử cung bị chèn ép. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Đau bụng kèm theo đau lưng, đau đầu dữ dội, xuất huyết âm đạo có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Thai phụ cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Xem thêm
Phát triển của thai nhi ở tuần 33 và các triệu chứng của mẹ bầu cần lưu ý
Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 33 thai kỳ
Đau bụng dưới khi mang thai – nguyên nhân và cách xử trí!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
Bình luận0