Cách tính tiền thai sản năm 2020 chuẩn nhất cho mẹ bầu
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu chính xác và lời khuyên hữu ích cho mẹ
- Kết hôn lâu mà chậm có bầu và giải pháp giúp bạn vơi bớt lo âu
- Làm thế nào để thụ thai khi kinh nguyệt không đều?
- 15 "tín hiệu" anh ấy chưa thực sự sẵn sàng để làm cha
Cách tính tiền thai sản năm 2020 như thế nào là chuẩn xác? Đây là vấn đề giành được rất nhiều sự quan tâm của nữ lao động khi dự định có con. Thông thường, trong thời gian nghỉ sinh, phái đẹp sẽ không được hưởng lương do người sử dụng lao động trả, thay vào đó sẽ là những khoản trợ cấp theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.
Cách tính tiền thai sản năm 2020 một lần khi sinh con
Theo điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Trong trường hợp sinh con mà chỉ có cha tham gia BHXH, cha sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con được lấy làm cơ sở để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Từ nay đến ngày 30-6-2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ ngày 1-7-2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.
Vì thế, nếu bạn sinh con trước ngày 1-7-2020 thì mức trợ cấp 1 lần cho mỗi con sẽ là 2.980.000 đồng (1.490.000 x 2). Trường hợp sinh con từ ngày 1-7-2020, bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp 1 lần cho cho mỗi con là 3.200.000 đồng (1.600.000 x 2).
Như đã nêu ở trên, mẹ có thể thấy rằng nếu sinh con từ ngày 1-7-2020 trở đi, mức trợ cấp bạn nhận 1 lần cho mỗi con sẽ tăng 220.000 đồng so với thời điểm trước đó.
Một lưu ý nhỏ là nếu phái đẹp không tham gia BHXH mà chỉ có chồng tham gia BHXH, người chồng sẽ được hưởng khoản trợ cấp 1 lần sinh con như nêu trên.
Hưởng tiền thai sản khi nghỉ sinh
Hiện nay, phụ nữ lao động khi sinh con sẽ được nghỉ việc mà vẫn được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 6 tháng. Theo điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trong trường hợp, người lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì bạn vẫn được hưởng với mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi nghỉ sinh
The Asian Parent sẽ lấy ví dụ của chị Nguyễn Thị R để các mẹ bầu dễ hình dung trong cách tính tiền thai sản năm 2020nhé. Chị R tham gia BHXH từ tháng 1-2019 đến tháng 12-2019 với mức lương đóng BHXH là 7.000.000 đồng/tháng.
Từ tháng 1-2020 đến tháng 3-2020, chị đóng bảo BHXH dựa trên mức lương 8.000.000 đồng/tháng. Đến tháng 4-2020, chị R nghỉ sinh con. Theo đó, mức bình quân tiền tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi chị R nghỉ sinh là 7.500.000 đồng.
Đây chính là mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng chị sẽ được hưởng. Vì nữ lao động này nghỉ sinh con trong vòng 6 tháng nên tổng số tiền thai sản nhận được của R trong thời gian này là 7.500.000 đồng/tháng x 6 = 45.000.000 đồng.
Hưởng trợ cấp dưỡng sau sinh
Theo điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2020 2021, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì vẫn được nghỉ dưỡng sức để phục hồi cơ thể sau sinh.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh của bạn sẽ được tính cụ thể như sau:
- Đối với nữ lao động sinh một lần từ hai con trở lên là tối đa 10 ngày
- Tối đa 07 ngày đối với phụ nữ sinh mổ
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác
Thời gian này đã bao gồm cả những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ mỗi tuần.
Trong khoảng thời gian nghỉ dưỡng sức, người lao động được quyền hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở. Như vậy, nếu nghỉ phục hồi sau sinh trước ngày 1-7-2020, mức tiền dưỡng sức của bạn sẽ là 447.000 đồng/ngày; sau ngày 1-7-2020 là 480.000 đồng/ngày.
Hướng dẫn cách tính trợ cấp dưỡng sau sinh
Ví dụ: Chị V phải sinh mổ. Ngày 21-5-2020, chị hết thời gian nghỉ 6 tháng thai sản. Tuy nhiên, do điều kiện sức khỏe chưa hoàn toàn phục hồi nên V xin nghỉ thêm để dưỡng sức.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, chị được nghỉ 7 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày. Theo đó, tổng mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh mà V nhận được sẽ tính như sau: 447.000 đồng x 7 = 3.129.000 đồng.
Với những gợi ý về cách tính tiền thai sản năm 2020 ở trên, The Asian Parent hi vọng các mẹ đã nắm rõ về những quyền lợi mình sẽ được hưởng khi dự định sinh con hoặc đang mang thai.
Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin chung cho tất cả lao động nữ. Nếu thuộc trường hợp đặc biệt, bạn nên trao đổi trực tiếp quyền lợi thai sản với nơi sử dụng lao động của mình.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về thời gian nghỉ thai sản theo quy định mới nhất hiện hành
- Chế độ thai sản sinh đôi có đặc biệt hơn bình thường hay không?
- Nên mua bảo hiểm thai sản hay bảo hiểm y tế trước khi mang thai
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Đăng bình luận
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Những tư thế quan hệ để thụ thai tốt nhất nào bạn cần biết?
- Trễ kinh bao lâu thì có thai - Cách tính chính xác cho chị em
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
Bình luận0