Chướng bụng đầy hơi khi mang thai – Làm sao để khắc phục tình trạng khó chịu này?
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Mẹ bầu có biết ăn rau muống không đúng cách sẽ làm hại đến bé yêu trong bụng?
- Thiếu axit folic khi mang thai - Hậu quả khó lường cho mẹ và bé
- Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bị đau bụng dưới trong những tháng cuối thai kỳ?
Một số hiện tượng khó chịu như chướng bụng đầy hơi khi mang thai, khó tiêu, ợ nhiều, hay trung tiện là những điều mà không mẹ bầu nào mong muốn. Có cách nào để giảm thiểu tình trạng này? Dưới đây là một số gợi ý của The Asianparent Việt Nam dành cho các mẹ.
Có cách nào để giúp mẹ bầu thuyên giảm hiện tượng chướng bụng đầy hơi khi mang thai?
Nhìn chung, các cách có thể giảm thiểu tình trạng đầy bụng trong thai kỳ cho các mẹ bầu cũng gần như tương tự với người bình thường. Tuy nhiên, một điều khác biệt nhất là mẹ cần cẩn thận với thuốc uống cho tình trạng này. Ngoài cảm giác tức bụng, khó chịu, một số mẹ còn cảm thấy đau bụng do khí ga di chuyển trong vùng bụng. Do đó mà mẹ bầu thường xuyên ợ hơi và trung tiện nhiều.
Vì sao mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi khi mang thai?
Do sự thay đổi hoóc môn trong quá trình mang thai. Ngay từ khi có bầu, cơ thể mẹ sẽ sản ra các hoóc môn để phù hợp với quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì thế mà nó cũng gây ra những ảnh hưởng đối với hoạt động của nhiều cơ quan như hệ bài tiết và tiêu hóa. Do đó mà mẹ bầu thường dễ bị chướng bụng đầy hơi hơn.
Tử cung giãn dần và to lên khiến dạ dày bị chèn ép. Ruột không thể làm việc như bình thường nên sinh ra nhiều khí ga trong bụng mẹ.
Mẹ bầu có thể bị đầy bụng khi mang thai nếu có thói quen ăn uống không tốt như nhai vội, ăn các món nêm nhiều gia vị, thường xuyên ăn món xào, rán.
Hiện tượng này có thể xuất hiện kèm với một số căn bệnh khác như đau dạ dày, tiểu đường, …
Thực phẩm có thể khiến mẹ chướng bụng đầy hơi khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong các yếu tố giúp giảm thiểu được tình trạng chướng bụng đầy hơi của mẹ bầu. Nếu có thể, mẹ cần hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm sau nếu đang bị đầy bụng, khó tiêu:
- Hoa quả như táo.
- Rau: Các loại rau thuộc họ bắp cải.
- Một số loại đỗ.
- Các loại đồ uống có ga và nước hoa quả chứa nhiều đường.
- Những thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn chế biễn sẵn như sốt salad, thịt, hoa quả đóng hộp, bim bim, …
- Món ăn xào, rán có sử dụng nhiều dầu mỡ.
Làm cách nào để hạn chế tình trạng đầy bụng cho mẹ bầu
Thay đổi thói quen ăn uống khi mang thai
Mẹ hãy cố gắng chọn những món ăn dễ tiêu như ăn cá thay vì ăn nhiều loại thịt đỏ, tăng cường ăn rau và hoa quả (nhưng cần tránh những loại có chứa ga như táo, bắp cải).
Các mẹ thử quan sát sau mỗi bữa ăn để biết được loại thức ăn nào có thể khiến mẹ dễ bị đầy bụng. Từ đó giảm thiểu các món đó hoặc tốt nhất là nên ngừng ăn một thời gian và thay thế bằng loại thức ăn có lượng dinh dưỡng tương tự khác.
Có thể chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này sẽ giúp mẹ kiểm soát được lượng thức ăn cũng như nhai kĩ càng hơn.
Hạn chế ăn các món nêm nếm nhiều gia vị, các món xào rán với nhiều dầu mỡ.
Mẹ cần tránh không được để bụng rỗng. Nếu cảm thấy đói hãy ăn một lượng nhỏ ngay lập tức. Điều này sẽ giúp hạn chế lượng ga được hình thành trong dạ dày.
Những điều cần lưu ý khác
Nếu cần phải uống thuốc, mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp dành cho các bà bầu.
Cần hạn chế sử dụng eo hoặc cúi lên cúi xuống bằng eo quá nhiều. Thay vào đó mẹ hãy khuỵu gối.
Khi nằm ngủ, mẹ bầu đừng nên nằm quá bằng phẳng mà hãy để đầu tựa lên gối cao hơn so với thân người, đặc biệt là lúc mới ăn xong.
Thư giãn và không căng thẳng cũng giúp mẹ giảm thiểu được tình trạng chướng bụng đầy hơi.
Đầy bụng có thể diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Để xóa bỏ hoàn toàn những khó chịu này slà điều khá khó khăn đối với các mẹ. Tuy vậy, nếu chịu khó thực hiện thường xuyên những hướng dẫn trên cũng sẽ giúp mẹ cảm thấy đỡ hơn được phần nào.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm:
- Táo bón khi mang thai, mẹ bầu mau chữa ngay kẻo bị trĩ ra máu!
- Muốn con yêu chào đời không dị tật, mẹ bầu nhớ bổ sung 8 loại vitamin quan trọng khi mang thai
- Đau bụng dưới khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
Bình luận0