Có bầu nằm võng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng không?
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
Có bầu nằm võng được không khi cảm giác đung đưa khi nằm võng, nhất là vào những ngày hè nóng nực, thực sự rất dễ chịu và giúp chúng ta nhanh đi vào giấc ngủ. Chúng ta hãy cùng xem xét các khía cạnh để đưa ra câu trả lời chính xác nhé!
Nằm võng dễ đi vào giấc ngủ
Nhà khoa học Michel Muhlethaler, đến từ đại học Genève, Thuỵ Sĩ, đã có phát biểu trên Discovery về công trình nghiên cứu của mình cùng cộng sự: “Chúng tôi quan sát thấy, trạng thái đung đưa của võng giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn so với nằm trên giường. Trạng thái đung đưa của võng tác động lên các giác quan, giúp đồng bộ hóa hoạt động của não thành một hoạt động gắn liên với giấc ngủ. Giai đoạn ngủ sâu của con người thường chiếm phân nửa độ dài giấc ngủ được tăng lên khi nằm võng”.
Như vậy, nghiên cứu khoa học đã cho ta thấy tác dụng của việc nằm võng đối với giấc ngủ như thế nào. Điều này sẽ giúp ích cho những người khó đi vào giấc ngủ, cải thiện giấc ngủ của họ.
Tác hại của việc ngủ võng sẽ làm bạn suy nghĩ về việc có bầu nằm võng được không?
Ở Việt Nam, đã có trường hợp người bệnh bị đau thắt lưng dữ dội do có thói quen nằm võng khoảng 40 năm. Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là người đã thăm khám cho bệnh nhân này. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi chụp MRI cột sống và nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị tàn tật suốt đời. Có 2 tác hại của việc thường xuyên nằm võng có thể xảy ra mà bạn nên biết:
- Thoái hoá cột sống: là tình trạng tổn thương sụn mấu khớp, đĩa đệm, dẫn đến hình thành gai xương cột sống gây chèn ép rễ, tủy thần kinh. Người mắc bệnh thường hay đau cổ, gáy, thắt lưng, đơ cứng cổ, tê dị cảm tay, chân,…
- Suy hô hấp: Tư thế ngủ nằm võng sẽ khiến cơ thể bị bó hẹp trong khuôn khổ chiếc võng, ngực bị thắt lại gây khó thở.
Có bầu nằm võng được không?
Hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc bà bầu nằm ngủ trên võng. Mặc dù bạn có thể dễ ngủ hơn khi nằm võng, nhưng tác hại của việc nằm võng nhiều hơn lợi ích nó mang lại cho bạn. Khi nằm võng, đầu và chân của bạn ở tư thế cao hơn phần giữa cơ thể, ngực bị ép lại. Điều này không tốt cho cột sống, hệ hô hấp và việc cấp oxy lên não của mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc nằm võng khi ngủ cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị té ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Với những rủi ro tiềm ẩn như vậy, liệu bạn có còn muốn tiếp tục việc nằm võng khi mang bầu nữa hay không?
Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu
Cứ mỗi giai đoạn tam cá nguyệt, thai nhi lại có những phát triển mới về mặt khối lượng và cơ thể người mẹ theo đó cũng thay đổi dần. Tư thế nằm ngủ như thế nào rất quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé. Dưới đây là gợi ý cho bạn dựa trên từng thời kỳ:
-
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: có bầu nằm võng được không?
Thời điểm này, thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu cũng chưa quá lớn. Do đó, mẹ bầu có thể nằm ngủ nhiều tư thế, ngay cả nằm ngửa cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp, vì tư thế này không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu quá muốn dùng võng để ngủ, bạn vẫn có thể dùng nhưng chú ý chỉ dùng để ngủ giấc ngắn (20-30 phút), thỉnh thoảng mới dùng và cẩn thận kẻo bị té ngã.
-
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Thời gian này, mẹ đã có thể nhìn thấy rõ bụng mình hơn. Tư thế nằm nghiêng lúc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề, mẹ bầu có thể dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân.
-
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Tử cung của mẹ có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ. Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng khi nằm. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hơi cong chân, tránh tư thế nằm “co ro” như con tôm, không có lợi cho sức khỏe.
Một vài mẹo giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ nhanh chóng
Đối với những mẹ bầu khó ngủ, hãy tham khảo một vài bí quyết sau để dễ ngủ hơn và quên đi chiếc võng.
- Sắm thêm chiếc gối chữ U hoặc các loại gối trợ giúp cho việc bầu bí để có tư thế nằm thoải mái nhất
- Uống một ly nhỏ sữa ấm hay ngũ cốc; hoặc 1 miếng phô mai trước khi đi ngủ 30 phút
- Hãy uống đủ nước vào ban ngày, giảm vào ban đêm; tránh thức uống chứa chất caffeine như: cà phê, sô-cô-la, trà đen,…
- Massage cơ thể trước khi đi ngủ hoặc tập vài động tác hít thở sâu để cơ thể được thư giãn
- Có thể tắm nhanh với nước ấm trước khi ngủ
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải, mát mẻ
- Quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng cũng là một cách để mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ
Lời kết
Có bầu nằm võng được không? Nằm võng chỉ phù hợp với những giấc ngủ ngắn và không nên tạo thành thói quen, đặc biệt đối với những mẹ bầu. Bạn hãy tìm những cách phù hợp nhất đối với bản thân để dễ dàng đi ngủ và có những ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ của bản thân và em bé trong bụng nhé!
Xem thêm:
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
- TƯ THẾ NẰM NGỦ – Mẹ bầu nằm nghiêng bên nào thì tốt cho thai nhi – theAsianparent Vietnam
- Mẹ bầu nên nằm tư thế nào để không đè vào con, phòng đau lưng, mất ngủ?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
- Bà bầu thèm ăn mặn có thể tiêu thụ bao nhiêu muối một ngày trong thai kỳ?
- Quan hệ khi có bầu như thế nào để bố mẹ “lên đỉnh”, thai nhi phát triển bình thường?
Bình luận0