Mẹ bầu bị tăng huyết áp khi mang thai – Cẩn thận kẻo nguy hiểm cho cả mẹ và con
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
Tăng huyết áp thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra chứng tiền sản giật cũng như nhiều vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa và điều trị tốt hơn.
Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Huyết áp trong thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tại bệnh viện (hoặc phòng khám). Trong đó, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Phân loại thành mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110 mmHg) khác với phân độ theo hướng dẫn tăng huyết áp của ESC/ESH.
Có 4 nhóm bệnh liên quan đến tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ bao gồm:
- Tăng huyết áp thai kỳ: chỉ có tăng huyết áp đơn thuần, xảy ra sau tuần thai thứ 20.
- Tiền sản giật: cũng xảy ra sau tuần 20, gồm có tăng huyết áp, phù và có đạm trong nước tiểu.
- Tăng huyết áp mãn tính: có cao huyết áp trước khi mang thai.
- Tăng huyết áp mãn tính ghép thêm tiền sản giật.
Dấu hiệu tăng huyết áp
Thai phụ bị tăng huyết áp thai kỳ có thể không có những triệu chứng lâm sàng hoặc cũng có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Cân nặng tăng lên một cách đột ngột, nhanh chóng
- Có tình trạng sưng phù ở mặt, chân, tay,…
- Giảm thị lực (nhìn kém, mờ, đôi khi nhìn thấy ảnh đôi,…)
- Buồn nôn và nôn nhiều lần. Buồn nôn có thể là triệu chứng ốm nghén. Nhưng nếu buồn nôn và nôn liên tục, kèm theo đau bụng vùng thượng vị, nhức đầu chóng mặt… thì có thể là dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ.
Nguy cơ khi mẹ bị tăng huyết áp đối với cả mẹ và con là gì?
Nếu không kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp khi mang thai thì có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ, giống như tình trạng tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp (là do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao).
Có đến 1/4 phụ nữ tăng huyết áp thai kỳ tiếp tục tiến triển thành tiền sản giật. Nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi nếu mẹ bị tăng huyết áp trước tuần thứ 30. Mẹ bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có khả năng bị lại ở những lần sau. Theo đó, mẹ cũng có thể phải đối mặt với chứng tăng huyết áp và đột quỵ sau này.
Với con, do tình trạng máu nuôi kém, có thể có thai nhẹ ký hay suy dinh dưỡng. Nguy hiểm nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ. Bên cạnh đó, em bé còn nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: chậm phát triển, đứt nhau thai, thai chết lưu…
Ðiều trị và phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ bằng cách nào?
Ðiều trị tăng huyết áp trong thai kỳ chủ yếu là thuốc hạ áp khi huyết áp trên ngưỡng. Nhưng trước đó sản phụ cần được theo dõi sát các diễn tiến của huyết áp.
Nếu mẹ bị tăng huyết áp nhẹ
Mẹ bầu có thể ở nhà (điều trị ngoại trú) với sự theo dõi chặt chẽ của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể được yêu cầu theo dõi các chuyển động của bé bằng cách đếm số lần thai nhi cử động hàng ngày và đo huyết áp tại nhà.
Mẹ bầu cần được thăm khám sức khỏe ít nhất là hàng tuần và đôi khi là hai lần mỗi tuần. Khi đạt đến 37 tuần thai, bạn có thể được gợi ý sinh con.
Điều trị tiền sản giật với dấu hiệu nặng như thế nào?
Tiền sản giật với các dấu hiệu nặng thường được điều trị tại bệnh viện. Nếu bạn có thai ít nhất 34 tuần, bạn nên sinh con ngay khi tình trạng ổn định. Nếu bạn mang thai dưới 34 tuần và trong tình trạng ổn định, thì nên chờ một thời gian nữa rồi sinh.
Corticosteroids có thể được cung cấp để hỗ trợ sự trưởng thành phổi của thai nhi. Bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc để hạ huyết áp và ngăn ngừa cơn co giật.
Cách phòng ngừa như thế nào?
- Phòng ngừa cao huyết áp thai kỳ tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai. Tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai.
- Nếu bạn thừa cân, nên giảm cân trước khi mang thai. Nếu bạn có một vấn đề sức khỏe như tiểu đường, nên kiểm soát tốt tình trạng của mình trước khi mang thai.
- Khi mang thai mẹ bầu hãy vận động nhẹ nhàng, giữ sức khoẻ tốt.
Như vậy, tăng huyết áp thai kỳ báo động một thai kỳ với nguy cơ. Việc quan trọng mẹ bầu cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.
Xem thêm
- 6 Triệu chứng tiểu đường thai kỳ mẹ nên nhận biết sớm để điều trị kịp thời
- Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Nên ăn gì khi bị huyết áp thấp?
- Mẹ bầu huyết áp thấp cần làm gì để không ảnh hưởng thai nhi?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
- Bà bầu thèm ăn mặn có thể tiêu thụ bao nhiêu muối một ngày trong thai kỳ?
- Quan hệ khi có bầu như thế nào để bố mẹ “lên đỉnh”, thai nhi phát triển bình thường?
Bình luận0