Mẹ có biết mang thai mấy tuần thì hết nghén?
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Cách nấu nước râu ngô cho bà bầu dư ối an toàn và hiệu quả
Thai mấy tuần thì hết nghén và nặng nhất vào giai đoạn nào là thắc mắc của nhiều chị em chuẩn bị và đang mang bầu. Bởi vì cảm giác bụng luôn khó chịu và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén, tiếng anh là morning sickness, là triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Có biểu hiện là muốn nôn và buồn nôn bất cứ khi nào trong ngày và số lần ít tới nhiều phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng từng mẹ bầu.
Vì sao bầu lại bị ốm nghén?
Hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng ốm nghén. Nhưng một vài lý do được tin là dẫn đến ốm nghén như:
- Nồng độ hormone hCG và estrogen tăng lên nhanh chóng trong thời gian sớm khi mang thai.
- Cảm giác mùi và độ nhạy cảm với mùi
- Giảm lượng đường trong máu
- Đường tiêu hóa khá là nhạy cảm hơn với sự những thay đổi sớm của thời kỳ mang thai
Các yếu tố khác có thể làm nặng thêm tình trạng ốm nghén bao gồm:
- Mang thai đôi hoặc thai ba
- Mệt mỏi quá mức
- Căng thẳng tột độ
- Đi du lịch thường xuyên
- Có tiền sử bị buồn nôn trong lần mang thai trước
- Tiền sử đau nửa đầu
Nếu bạn đang mang thai lần đầu, hoặc đang bị ốm nghén “hành hạ”, thì chắc hẳn đều có câu hỏi “Thai mấy tuần thì hết nghén?”. Cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo nhé.
Thai mấy tuần thì hết nghén & nặng nhất vào giai đoạn nào?
Ốm nghén không phải là một trải nghiệm đẹp nên hầu như mọi bà bầu đều mong mình sẽ không phải trải qua giai đoạn này. Tuy nhiên, ước tính khoảng 75% chị em có thai phải trải qua thời kỳ thai nghén này.
Thông thường, ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, và sẽ thấy đỡ hơn khoảng từ tuần 12 đến 16. Nhưng mỗi người mẹ là một cá thể độc lập và riêng biệt, nên sẽ thay đổi tuỳ theo thể trạng của từng mẹ bầu. Hầu hết bà bầu bị ốm nghén sau 3 tháng đầu sẽ cảm thấy khỏe hơn, các triệu chứng cũng thuyên giảm dần. Chỉ khoảng 10% mẹ bầu là bị buồn nôn và nôn kéo dài trong suốt thai kỳ đến lúc sinh.
Theo quan sát, thời gian đỉnh điểm của ốm nghén là tầm tuần thứ 9 thai kì.
Nếu tình trạng ốm nghén quá nghiêm trọng thì như thế nào?
Ốm nghén được xem là nặng khi bị ốm nghén cho tới tận giữa và cuối thai kỳ. Mẹ bầu mắc phải hội chứng này bị nôn ói rất nhiều, thậm chí là liên tục và lên tới 20 lần/ngày. Đồng thời, mẹ cũng hầu như không ăn uống được gì, ăn vào sẽ ói ra hết. Đây được gọi là hội chứng HG (Hyperemesis Gravidarum) – Ốm nghén trong suốt thai kỳ hay chứng ốm nghén nặng.
Hội chứng HG nếu không điều trị có thể dẫn tới sinh non hoặc sinh ra nhẹ cân. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe sau này ở trẻ. Do đó, hãy vào ngay bệnh viện để có sự can thiệp y tế kịp thời.
Trường hợp vẫn tiếp tục nôn ói, không thể ăn uống và bị mất nước, người mẹ có thể cần phải:
- Truyền dịch: bác sĩ có thể chỉ định truyền muối, điện giải hoặc vitamin để giúp cho cơ thể có đủ nước.
- Nuôi ăn bằng ống: nếu không thể ăn uống, người mẹ sẽ được truyền chất dinh dưỡng qua ống từ mũi đi vào dạ dày. Trong trường hợp cực đoan, nối ống trực tiếp đến dạ dày hoặc ruột non.
- Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn: chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch.
Những việc nên và không nên làm để giảm bớt tình trạng ốm nghén
- Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên.
- Uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút, không uống trong bữa ăn.
- Nhấm nhám từng ngụm nhỏ nước trong ngày để tránh mất nước.
- Ăn bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thích ăn, bất cứ khi nào bạn cảm thấy bạn có thể.
- Nhờ người khác nấu ăn cho bạn; mở cửa sổ, hoặc bật quạt nếu mùi làm phiền bạn.
- Nghỉ ngơi nhiều và ngủ trưa trong ngày hay nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
- Tránh những nơi ấm áp; cảm giác nóng sẽ làm thêm buồn nôn.
- Ngửi chanh hoặc gừng, uống nước chanh hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn.
- Vận động thể chất nhẹ nhàng
- Hít thở không khí trong lành bằng cách đi dạo công viên hoặc mở cửa sổ cho thoáng khí.
- Không nên nằm xuống liền sau khi ăn. Thay vào đó hãy đi bộ tầm 15-20 phút.
- Đừng bỏ bữa.
- Không nấu hoặc ăn thức ăn cay.
Thực tế cho thấy, thai mấy tuần thì hết nghén không có một câu trả lời cực kỳ chính xác. Do đó, hãy cố gắng vượt qua giai đoạn này với tinh thần tích cực nhất có thể mẹ nhé. Tìm sự trợ giúp từ chồng hay người thân, thậm chí là hỗ trợ của y tế để giúp cơ thể cảm thấy đỡ mệt hơn.
Xem thêm:
- Những bài tập giúp nhanh chuyển dạ bà bầu tháng cuối cần biết
- Mẹ bầu ăn atiso cần thận trọng với 3 tác dụng phụ thường gặp
- 4 cách để chồng yêu vợ nhiều hơn khi mang thai trong thời hiện đại
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
Bình luận0