Những cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Mẹ bầu có biết ăn rau muống không đúng cách sẽ làm hại đến bé yêu trong bụng?
- Có một liên kết nào giữa thai nhi và lượng tiêu thụ caffeine không?
- Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi hay không? Các mốc siêu âm cần nhớ
- Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì khi có chỉ định chọc ối?
Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối, khi nào thì được xem là bình thường và khi nào thì đây là dấu hiệu đáng lo ngại đối với quá trình mang thai của mẹ bầu?
Vì sao mẹ bầu bị đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối?
Bị đau cửa mình là hiện tượng bình thường của cơ thể, do tử cung lớn dần lên và đồng thời với việc thai nhi cũng lớn dần lên. Hiện tượng đau cửa mình có thể kéo dài trong một thời gian dài với các mức độ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Mẹ bầu có thể sẽ bị đau âm ỉ hay đau nhức dữ dội.
Theo các chuyên gia, hiện tượng đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ là do thai nhi bắt đầu chúc đầu xuống, cơ thể người mẹ tiết nhiều hormone làm xương chảo trở nên lỏng lẻo để giãn nở theo kích thước của em bé. Và khi gặp trường hợp này có thể mẹ sắp sinh.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cửa mình này cũng là do cơ thể bị thiếu hụt canxi khiến cấu trúc xương không được vững chắc.
Ở những tháng cuối, mẹ bầu còn có thể bị đau cửa mình do sự giãn nở của cổ tử cung. Cổ tử cung sẽ giãn ra một vài tuần trước khi chuyển dạ và điều đó đôi khi khiến mẹ bầu bị đau kèm với chảy máu.
Tất cả những lý do này đều xuất phát từ việc thai nhi đã gần như phát triển hoàn chỉnh và đang sẵn sàng cho ngày bé sắp chào đời. Chính vì vậy mà đau cửa mình vào lúc này dù có khó chịu nhưng có thể xem là hoàn toàn bình thường đối với một thai phụ.
Khi nào thì hiện tượng đau buốt cửa mình trở nên đáng lo ngại?
Ngoài những yếu tố do sinh lý gây nên thì đau vùng kín khi mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo – âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, …).
Hoặc cũng có thể mẹ bầu mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục,…). Trường hợp này mẹ bầu nên lưu ý đến các dấu hiệu đi kèm.
Nếu đau buốt cửa mình kèm theo ngứa ngáy, nổi mụn, viêm loét ở vùng kín, ra nhiều khí hư bất thường có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu rắt, … thì bạn nên đi khám ở các cơ sở chuyên môn để có cách điều trị phù hợp.
Những cách giúp giảm đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối dành cho mẹ bầu
Nằm nghiêng bên trái cùng với gối bầu
Theo nghiên cứu, tư thế ngủ tốt nhất là tư thế nằm nghiêng bên trái. Đây là tư thế phù hợp hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra, tư thế này sẽ giúp cơ thể bà bầu không phải chịu bất kỳ sức ép nào, tạo điều kiện cho hệ tim mạch hoạt động bình thường.
Ngoài ra, thận cũng sẽ dễ bài tiết chất thải, làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể, giúp bà bầu tránh được nguy cơ phù nề và đau nhức khi mang thai.
Bạn có thể đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối hoặc kê dưới bụng. Bạn cũng có thể kê gối sau lưng để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.
Ngủ nghỉ đủ giấc để giảm đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối
Khi bạn cảm thấy khó chịu vì các cơn đau thì tạo cho mình một giấc ngủ đầy đủ, ngon giấc là điều vô cùng quan trọng.
Thực tế đã cho thấy, khi bạn có một giấc ngủ sâu, chất lượng tốt thì bạn sẽ cảm thấy bớt đau ngay khi mình thức dậy, ngoài ra bạn còn cảm thấy những biểu hiện của đau ít hơn khi hoạt động vào ban ngày.
Chườm ấm để giảm đau
Nóng làm thư giãn. Khi cơ bắp làm việc quá sức, đáp ứng tốt nhất là dùng chườm nóng. Nhiệt kích thích sự lưu thông máu, giúp thư giãn co thắt và làm dịu đau cơ bắp.
Nếu mẹ bầu thấy vùng cửa mình thường đau nhức thì sử dụng một chiếc túi chườm ẩm có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng này.
Massage cơ thể
Massage cũng là một trong những phương pháp giảm đau tự nhiên hiệu quả nhất. Mẹ bầu có thể nhờ ông xã thực hiện một vài động tác massage toàn thân. Cách này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và tăng giải phóng endorphin để giảm đau hiệu quả.
Tập thể dục sẽ giúp giảm đau buốt cửa mình
Hormone endorphin, một chất giảm đau nhức tự nhiên thể trong cơ được sinh ra khi chúng ta tập thể dục. Hormone này có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau, dẫn tới phản xạ đau được kìm hãm không chạy lên não.
Căng thẳng, lo âu và trầm cảm vì vậy cũng được làm dịu bớt. Ngoài thể dục thì mẹ bầu nên hoạt động tay chân, đi lại nhiều hơn. Việc lưu thông máu lên não cũng đều có tác dụng kích thích sự giải phóng hormone endorphin trong cơ thể.
Mặc dù vậy, nếu các cơn đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối vẫn thường xuyên khiến mẹ bầu khó chịu thì bạn nên đi khám và hỏi ý kiến điều trị từ bác sĩ sản khoa của mình.
Xem thêm:
- Mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
- Cứng bụng khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cần biết cách xử trí kịp thời
- Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng trưởng tốt và sẵn sàng chào đời?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
Bình luận0