Thai nhi 17 tuần – Các chỉ số quan trọng và 6 điều mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Thai nhi 20 tuần – Bé yêu đã biết đấm đá trong bụng mẹ rồi đấy
Thai nhi 17 tuần cũng là lúc mẹ đang đi qua được gần nửa chặng đường của thai kỳ. Mẹ bầu cần tiếp tục lưu ý các chỉ số quan trọng của bé, dưỡng thai thật tốt và luôn kịp thời để ý các vấn đề bất thường có thể xảy ra.
- Mang thai tháng thứ 4: Cái đạp đầu tiên của con và những vấn đề sức khỏe mẹ bầu cần lưu ý
Khi thai nhi được 17 tuần, mẹ nhớ lưu ý các chỉ số phát triển của bé
6 chỉ số chính mẹ cần nắm vững để đánh giá tình hình sức khỏe và phát triển của thai nhi 17 tuầnbao gồm đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân.
Các chỉ số này sẽ được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0-6 ngày.
Chỉ số thai nhi 17 tuần+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 30-42 mm, trung bình 36mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 22-26mm, trung bình 23mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 100-147mm, trung bình 124mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 130-146mm, trung bình 138mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 150-212g, trung bình 181g
Chỉ số thai nhi 17 tuần+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 31-43 mm, trung bình 36mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 23-27mm, trung bình 23mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 103-148mm, trung bình 126mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 132-148mm, trung bình 140mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 155-219g, trung bình 187g
Chỉ số thai nhi 17 tuần+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 31-43 mm, trung bình 37mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 23-27mm, trung bình 24mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 104-148mm, trung bình 127mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 133-150mm, trung bình 142mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 160-226g, trung bình 193g
Chỉ số thai nhi 17 tuần+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 31-43 mm, trung bình 37mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 23-27mm, trung bình 24mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 106-149mm, trung bình 128mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 135-152mm, trung bình 144mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 165-233g, trung bình 199g
Chỉ số thai nhi 17 tuần+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 32-44 mm, trung bình 38mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 24-28mm, trung bình 24mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 109-150mm, trung bình 129mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 137-154mm, trung bình 145mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 170-240g, trung bình 205g
Chỉ số thai nhi tuần 17+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 32-44 mm, trung bình 38mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 24-28mm, trung bình 24mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 111-151mm, trung bình 130mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 139-156mm, trung bình 147mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 175-247g, trung bình 211g
Chỉ số thai nhi 17+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 33-45mm, trung bình 39mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 25-29mm, trung bình 25mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 113-151mm, trung bình 132mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 140-158mm, trung bình 149mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 180-254g, trung bình 217g
Ngoài các chỉ số nói trên, mẹ cũng đừng quên lưu ý 6 vấn đề phổ biến sau đây.
1. Thai nhi 17 tuần nặng bao nhiêu gam?
Từ các chỉ số trên, mẹ bầu có thể nhận thấy rằng vào tuần này, bé vẫn còn rất nhỏ. Nếu hình dung mẹ có thể tưởng tượng rằng con chỉ nhỏ như một củ hành tây mà thôi. Lúc này chiều dài trung bình của bé tầm 13cm và nặng trung bình 181-205g.
Vào tuần này, da của thai nhi vẫn còn trong suốt đến mức có thể nhìn rõ các mạch máu đang hoạt động. Những sợi tóc và lớp lông tơ bao phủ cơ thể bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là con đã biết nuốt dịch nước ối. Xương của bé cũng dần trở nên vững chắc hơn.
2. Những cú đạp của thai nhi 17 tuầnvà lo lắng của mẹ bầu
Từ tháng thứ 4 trở đi cũng là lúc mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết về một em bé đang lớn lên trong bụng mình thông qua hiện tượng thai máy.
Tuy nhiên, việc mẹ có thể nhận biết được con đang đạp ít hay đạp nhiều hoặc thậm chí không thấy bé đạp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Các mẹ mang thai lần đầu khó cảm nhận thai máy hơn vào tuần thứ 17. Một số mẹ chỉ nhận biết được các cú đạp của bé khi bước sang tuần thai thứ 18-20.
– Nếu mẹ mang thai lần 2 hoặc dáng người nhỏ nhắn, thành bụng mỏng thì rất có thể chỉ đến tuần thứ 15-18 là mẹ đã biết những lúc nào bé đang chuyển động rồi.
Vì vậy, nếu mẹ chưa thấy bé đạp hoặc đạp ít thì cũng không cần lo lắng quá mức. Vào tuần này, những phát triển của thai nhi phần lớn sẽ được đánh giá qua siêu âm, các chỉ số phát triển, hiện tượng khó chịu của mẹ khi mang thai cũng như tim thai nhiều hơn là kiểm tra bằng cách đếm số lần thai máy.
3. Thai nhi 17 tuần – Mẹ cần lưu ý những gì về chế độ dinh dưỡng của mình?
Mẹ cần lưu ý bữa ăn luôn đầy đủ 4 nhóm chất
Bước qua tuần thứ 12 cũng là lúc nhiều mẹ bầu đã không còn ốm nghén và cảm thấy việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn.
Ngược lại, một số mẹ có thể ốm nghén kéo dài cho đến hết tháng thứ 5 và vẫn trong tình trạng chán ăn.
Dù thế nào đi chăng nữa thì mẹ cũng cần ghi nhớ rằng, từ tuần thứ 17 trở đi, cân nặng thai nhi sẽ tăng nhanh hơn (đây cũng là lý do bụng bầu của mẹ thường lộ rõ hơn vào thời điểm này).
Vì vậy, mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình với các nguyên tắc quan trọng sau đây:
– Luôn đảm bảo một bữa ăn của mẹ có đầy đủ 4 nhóm chất đạm, chất béo, tinh bột và đường, vitamin, muối khoáng và chất xơ.
– Đảm bảo cân nặng của mẹ không tăng quá 500g/tuần. Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc hầu như không tăng cân thì cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình nhằm cải thiện cân nặng bởi tình trạng không tăng cân rất có thể khiến cho mẹ phải đối mặt với nguy cơ sinh non.
– Bé đã hình thành đầy đủ các giác quan nên mẹ cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, sắt, folic. Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột không cần thiết. Thay vào đó có thể đổi sang ăn các loại ngũ cốc như khoai lang, khoai tây, cơm gạo lứt, bánh mì, …
Xem thêm: Có thai nên ăn gì thì tốt?
4. Hiện tượng gò khi thai nhi 17 tuầncó đáng lo ngại không?
Mẹ bầu cần cẩn thận với hiện tượng gò nhiều, ra máu hay đau bụng vào tuần này
Một số mẹ cảm giác lo lắng khi thức dậy và bụng hơi căng cứng hoặc thậm chí nổi cục như nắm đấm. Hiện tượng thai gò được xem là bình thường nếu nó chỉ diễn ra từ 30 giây-2 phút và hết khi mẹ nằm nghỉ ngơi.
Trường hợp mẹ thấy cứng bụng nhiều, lâu và thường xuyên thì nên đi khám để phòng tránh động thai hoặc bị sinh non.
Xem thêm: Hiện tượng thai gò khi mang thai
5. Đau bụng và ra máu vào tuần thứ 17 của thai kỳ có phải là dấu hiệu sảy thai?
Khi thấy mình có hiện tượng đau bụng, kèm theo chảy máu, tốt nhất là mẹ nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị động thai.
Việc kiểm tra, thăm khám của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu sớm biết được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh dọa sảy thai tốt nhất.
6. Mẹ đừng quên nuôi dưỡng trí thông minh và cảm xúc cho bé ngay từ thời điểm này
Giữ tinh thần thoải mái và trò chuyện với bé là cách giúp con phát triển trí thông minh
Khi thai nhi 17 tuầncũng là lúc các giác quan của bé đã được hình thành. Dù con chưa nghe rõ hay nhìn thấy nhưng mẹ hoàn toàn có thể giúp con phát triển trí não bộ và cảm xúc thông qua:
– Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và giàu canxi, sắt, folic, omega-3.
– Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng. Đây là yếu tố quan trọng để em bé phát triển khỏe mạnh nhất vào thời điểm này.
– Thư giãn bằng các hoạt động như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, tập thể dục hoặc bất kỳ sở thích hữu ích nào giúp mẹ bầu sảng khoái.
– Trò chuyện cùng bé sẽ giúp hình thành mối liên hệ sâu sắc giữa mẹ và bé.
Một tuần thai kỳ nữa đã trôi qua. Mẹ bầu đừng quên ghi nhớ các điều trên để giúp con yêu lớn lên và phát triển tốt nhất có thể.
Theo The Asianparent Singapore
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
Bình luận0