Thai nhi 30 tuần – Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- 5 điều quan trọng mà mẹ bầu 6 tuần cần đặc biệt lưu ý
Thai nhi 30 tuần tuổi vẫn đang phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ. Làn da, móng tay, móng chân dần hoàn thiện hơn.
Thai nhi vào tuần thứ 30 sẽ tiếp tục tăng thêm cân. Chất béo dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh ra sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn. Hiện tại bé đã lớn như một trái dưa hấu hoặc một trái dừa nhỏ, nặng khoảng 1.3-1.5kg, dài khoảng 40cm.
Dưới đây là những chỉ số mẹ cần lưu ý trong tuần thai này:
Thai nhi 30 tuần – Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon
Thai nhi 30 tuần + 0 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 70-82 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 53-63 mm
- AC: Chu vi bụng: 229-284 mm
- HC: Chu vi đầu: 268-300 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1294-1824
Thai nhi 30 tuần + 1 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 70-82 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 53-63 mm
- AC: Chu vi bụng: 232-289 mm
- HC: Chu vi đầu: 269-302 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1317 – 1856 gram
Thai nhi 30 tuần + 2 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
- AC: Chu vi bụng: 234-292 mm
- HC: Chu vi đầu: 270-303 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1229-1888 gram
Thai nhi 30 tuần + 3 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
- AC: Chu vi bụng: 236-296 mm
- HC: Chu vi đầu: 272-304 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1362-1920 gram
Thai nhi 30 tuần + 4 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
- AC: Chu vi bụng: 238-299 mm
- HC: Chu vi đầu: 273-306 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1385-1953 gram
Thai nhi 30 tuần + 5 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 71-83 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 54-64 mm
- AC: Chu vi bụng: 240-303 mm
- HC: Chu vi đầu: 274-307 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1408-1985 gram
Thai nhi 30 tuần + 6 ngày:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh: 72-84 mm
- FL: Chiều dài xương đùi: 55-65 mm
- AC: Chu vi bụng: 243-307 mm
- HC: Chu vi đầu: 275-309 mm
- EFW: Cân nặng thai nhi ước tính: 1430-2017 gram
Thai nhi 30 tuần đã quay đầu chưa, nếu chưa quay thì phải làm sao?
Theo các số liệu trung bình thì vào tuần thứ 35 của thai kỳ bé sẽ bắt đầu xoay đầu theo ngôi thuận. Tuy nhiên, thời gian quay đầu của mỗi bé là khác nhau. Có nhiều thai nhi tuần thứ 28 đã quay đầu nhưng có nhiều bé đến tận tuần 36, 37 mới chịu xuôi.
Do đó, nếu đến tuần 30 mà thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí cũ thì mẹ không cần quá lo lắng nhé. Hãy chờ thêm khoảng 4 – 5 tuần nữa, nếu thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu thì mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.
Trong những trường hợp đến gần lúc chuyển dạ, thai vẫn không xoay thì bác sĩ có thể chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Có một số tác động từ mẹ có thể giúp thai nhi thuận lợi quay đầu, tránh được các tư thế ngôi thai ngược hay ngôi sau:
– Luôn đặt đầu gối thấp hơn mông: Mẹ nên chú ý đến các tư thế ngồi của mình và luôn chú ý kê mông cao bằng một chiếc đệm hay gối nhỏ khi ngồi. Mẹ cũng có thể lựa chọn những chiếc ghế đổ người về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
– Tập bò mỗi ngày: Bò bốn chân và mỗi ngày nên làm động tác này khoảng 10 phút. Tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau (bé vẫn chúc đầu xuống dưới nhưng đưa gáy về phía cột sống của mẹ).
– Nằm nghiêng: Việc nằm nghiêng không chỉ giúp mẹ giảm áp lực, giúp oxy và máu dễ dàng lưu thông cung cấp cho thai nhi mà còn giúp cho bé có thể xoay chuyển dễ dàng hơn.
– Bài tập thể dục với đầu gối và ngực: Với bài tập này, mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Khi thực hiện bài tập này mẹ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Nên thực hiện các động tác một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút sẽ có ích giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết.
– Bên cạnh đó, việc bà bầu đi bơi cũng giúp cho thai nhi quay đầu dễ dàng. Ngoài ra, việc mẹ cho bé nghe nhạc không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn “dụ” bé di chuyển đến gần vị trí có âm thanh và từ đó sẽ giúp bé dễ dàng quay đầu sang ngôi thuận hơn.
Dấu hiệu cho thấy thai nhi 30 tuần tuổi đang phát triển khoẻ mạnh
Thai nhi 30 tuần – Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon
1. Khi mẹ thấy thai nhi hiếu động: Thai nhi được 5 tháng sẽ bắt đầu hoạt động trong tử cung. Đạp là cử động dễ nhận biết nhất của thai nhi trong bụng mẹ.
Đến tháng thứ 6, thai nhi sẽ phản ứng với âm thanh, kích thích bên ngoài bằng các cử động mà mẹ có thể nhầm tưởng là bé nấc. Sang tháng thứ 7, các kích thích như ánh sáng, tiếng ồn và đau, thai nhi sẽ phản ứng lại. Tháng thứ 8 thai nhi thay đổi vị trí và đạp nhiều, mạnh trong bụng mẹ.
Bác sĩ khuyến cáo, thai nhi 30 tuần đạp nhiều và chứng tỏ bé đang khỏe mạnh là khi đạp 10 cái trong vòng 2 giờ. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ đạp ít hơn vì thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung nên chỗ trống không còn cho bé đạp.
2. Thai nhi có sự tăng trưởng và phát triển: Siêu âm có thể xác định được sự phát triển của thai nhi. Thông thường, tháng thứ 5, em bé bình phát triển ổn định sẽ đạt chiều dài 25cm, mỗi tháng tiếp theo tăng 5cm. Tháng thứ 7 đạt 30cm và tháng thứ 9 dao động từ 45-50cm.
3. Mẹ hãy chú ý về nhịp tim thai: Bác sĩ có thể chạm vào bụng mẹ bầu để nghe nhịp tim thai nhi, tháng thứ 8 thì nhịp tim thai nhi khỏe mạnh dao động từ 110-160 nhịp đập/phút.
Trong tuần thai thứ 30 này, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc mẹ có thể trở nên mỏng đi và rụng nhanh hơn.
Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi.
Có hai nguyên nhân khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi.
- Thứ nhất, mẹ đang tăng cân và cân nặng của mẹ lúc này tập trung hầu hết ở bụng.
- Thứ hai, hormone thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng, dẫn đến cơ thể mẹ khó giữ thăng bằng hơn.
Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.
Ngoài sự thay đổi về thể chất, tâm lý của mẹ bầu cũng là điều đáng quan tâm:
Thai nhi 30 tuần – Em bé trong bụng là một vận động viên nhào lộn tí hon
Một trong những dấu hiệu hết sức phổ biến ở phụ nữ mang thai là tâm trạng biến đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi vào tuần 30 cùng những biến chứng gây khó chịu của thai kỳ có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường.
Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh con cũng như những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không sẽ khiến mẹ cảm thấy bất an hơn. Đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng hết sức bình thường của thai kỳ.
Nhưng nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
Theo: theAsianparent
Các bài viết liên quan:
- Thai nhi 3 tháng giữa phát triển khoẻ mạnh trăm sự nhờ mẹ bầu thông thái
- Mang thai thông minh – Hướng dẫn chi tiết các bước phát triển não bộ thai nhi 3 tháng giữa
- Mẹ bầu nằm thế nào để an toàn cho thai nhi trong 9 tháng bầu bí?
- Thai nhi tháng thứ 7 – những thay đổi kì diệu với cả mẹ và bé!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
Bình luận0