Thai nhi đạp gần cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Khoa học chứng minh sự thật về những dấu hiệu mang bầu con trai
Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong giai đoạn thai kỳ là khi bạn cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của em bé. Thai nhi đạp trong bụng mẹ được xem là một dạng hoạt động chứng tỏ bé đang phát triển và rất muốn giao tiếp với bên ngoài. Tuy nhiên, nếu thai nhi đạp gần cửa mình khiến mẹ bị đau nhức thì liệu có phải là dấu hiệu bất ổn hay không?
Nguyên nhân thai nhi đạp gần cửa mình
Thai nhi đạp gần cửa mình trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là hiện tượng hình thường và hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do khi thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ giãn nở và lớn dần lên theo sự phát triển của thai nhi.
Lúc này, em bé trong bụng sẽ năng động hơn và có thể “tung” ra những cú đạp mạnh khiến mẹ bị đau nhức cửa mình. Hiện tượng này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, mức độ đau cũng không ổn định. Mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội.
Trong những tháng cuối thai kỳ, hầu hết mẹ bầu sẽ có cảm giác vô cùng nặng nề và áp lực ở phần khung xương chậu tăng lên đáng kể. Cơ thể mẹ lúc này tiết ra một loại hormone Relaxin làm cho xương chậu trở nên lỏng ra để chuẩn bị sinh.
Những cú đạp của em bé nơi cửa mình chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho cuộc di chuyển lớn đầu tiên trong đời, đó là chui ra bên ngoài. Áp lực dồn lên vùng chậu quá tải sẽ dẫn tới tình trạng bị đau lưng, chuột rút, đau nhức mình mẩy, gồm cả đau vùng kín.
Thai nhi đạp gần cửa mình khi nào là bình thường, khi nào nguy hiểm
Hiện tượng bình thường
Mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu bé liên tục đạp bụng dưới và điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:
- Mẹ ăn no: Trong quá trình mang thai, sau khi mẹ ăn no, lượng đường trong máu cơ thể tăng cao và thai nhi được nạp đầy đủ dinh dưỡng nên sẽ có những hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Môi trường bên ngoài quá ồn: Thính giác của thai nhi bắt đầu phát triển từ tháng thứ 4 và dần dần bé sẽ nghe được những âm thanh bên ngoài. Khi bé bị tiếng ồn lớn làm cho khó chịu, bé sẽ phản ứng với những âm thanh này và đạp mạnh. Lúc này mẹ bầu có thể nghe tiếng thình thịch trong bụng.
- Do tư thế nằm của mẹ: Khi nằm nghiêng bên trái mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường, vì nằm ở tư thế này sẽ làm tăng lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Do đó, bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này.
Trường hợp nguy hiểm
Những trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình khiến mẹ đau không thể chịu được và thấy có xuất huyết âm đạo, bụng co thắt từng cơn thì mẹ nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu em bé đạp gần cửa mình gây đau bụng dưới, đau buốt, trong khi bé chưa đủ ngày đủ tháng để chào đời thì mẹ cần lưu ý đi khám, bởi rất có thể, mẹ bị mắc một số bệnh phụ khoa. Viêm nhiễm vùng kín rất dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi, Thai có nguy cơ nhiễm trùng, nhẹ cân…
Mẹ nên làm gì để giảm các cơn đau khi thai nhi đạp gần cửa mình?
Tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình hầu hết mẹ nào cũng gặp phải tùy mức độ nặng hay nhẹ. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà để vượt qua giai đoạn này
Chế độ ăn uống
Khi em bé phát triển to và chiếm quá nhiều chỗ trong tử cung, mẹ bầu có thể gặp không ít khó khăn trong vấn đề ăn uống. Để khắc phục, thai phụ có thể chia ba bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Không nên ăn quá no gây áp lực lên dạ dày, các cơ quan tim mạch. Bên cạnh đó, ăn quá no cũng khiến bé đạp mạnh hơn càng gây khó chịu cho mẹ.
Chọn tư thế phù hợp
Khi thai đạp mạnh gây đau thì mẹ nên tìm chỗ ngồi xuống hoặc nằm để nghỉ ngơi ngay, vì tránh trường hợp mẹ bị đau đến mức té ngã sẽ rất nguy hiểm.
Lưu ý trong 3 tháng cuối không nên ngồi xổm hay ngồi bệt vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, tốt nhất nên ngồi trên ghế có chỗ dựa để đỡ tức bụng và giảm đau lưng.
Khi đi ngủ hay nghỉ ngơi, các mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu. Có thể lấy gối cho bà bầu kê chân cao hơn hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu, giúp giảm đau cửa mình hiệu quả hơn.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm và kết hợp massage khung xương chậu sẽ giúp mẹ thư giãn và giảm bớt cơn đau. Điều quan trọng là đảm bảo rằng nước không quá nóng, vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cốt lõi của cơ thể quá nhiều.
Vận động nhẹ nhàng
Mẹ có thể tham khảo một số bài tập Yoga dành cho bà bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Chúng vừa giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, tăng cường sức đề kháng, thoải mái, vừa giúp mẹ dễ sinh hơn. Không nên tập những bài quá sức với mình tránh gây đau bụng, đau lưng.
Xem thêm:
BÉ ĐẠP ÍT – Làm thế nào để kích thích cho thai nhi những lúc “lười đạp”?
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
- Khái niệm về thực phẩm chức năng cho bà bầu và gợi ý 3 cái tên tốt được tin dùng
- “Điểm mặt” 14 điều khiến phụ nữ hay lo lắng khi mang thai
- Tăng cân thế nào để mẹ bầu không lo rầu, thai nhi khỏe mạnh?
Bình luận0