Thai nhi đạp ít vào tháng cuối có phải là hiện tượng nguy hiểm? (101 thắc mắc của mẹ bầu)
Có thể bạn quan tâm:
- 50 gợi ý chọn tên hay cho bé gái năm 2020 có phần tên lót thuận ngũ hành
- Mẹ bầu có biết ăn rau muống không đúng cách sẽ làm hại đến bé yêu trong bụng?
- Có phải mang thai lần 2 bụng to và nặng nề hơn lần 1?
- Vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây nguy hiểm cho mẹ bầu ít người để ý
- Nổi mụn khi mang thai - Đừng tự ý chữa trị kẻo làm hại con mình!
Những đau nhức và hiện tượng thai nhi đạp ít vào tháng cuối là điều khiến nhiều mẹ bầu dễ cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
Thai nhi đạp ít vào tháng cuối có phải là hiện tượng bất bình thường?
Con đạp hay máy, chuyển động đều là tín hiệu ngầm để mẹ biết rằng thai nhi vẫn khỏe mạnh và lớn lên trong bụng mẹ. Cách con đạp và số lượng cái đạp của con sẽ giúp mẹ cũng như bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng mẹ.
Thông thường mẹ bầu có thể cảm nhận những cú đạp đầu tiên của thai nhi từ tuần thứ 18-29. Sau đó mẹ sẽ nhận thấy con chuyển động nhiều hơn từ tuần thứ 28-34.
Các tuần về cuối của thai kỳ, tử cung mẹ dường như đã chật chội hơn rất nhiều so với kích thước của bé. Vì thế, sẽ không có gì lạ nếu mẹ thấy thai nhi đạp ít vào tháng cuối, đặc biệt là thời điểm sắp sinh.
Làm thế nào để biết con đạp ít đi?
Cách đếm số lần con đạp và so sánh trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp mẹ xác định chính xác việc thai nhi có đạp ít đi thật hay không.
Vậy, để biết con đạp bao nhiêu lần được coi là bình thường, mẹ cần chú ý những điều sau:
- Từ tuần thai thứ 20 trở đi, thai nhi thường đạp 200 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ.
- Con sẽ đạp nhiều hơn cho đến tuần thứ 32. Trung bình thai nhi đạp khoảng 575 lần trong 12 tiếng đồng hồ.
- Từ tuần thứ 32, thai nhi sẽ đạp ít đi. Đến tuần thứ 40, bé sẽ chỉ còn đạp 282 lần/12 tiếng đồng hồ.
Cách tính số lần đạp của con mẹ có thể thực hiện như sau:
- Ghi lại thời gian bắt đầu tính số lần con đạp. Ví dụ mẹ bắt đầu đếm lần con đạp mạnh là lúc 8 giờ 20 phút.
- Mỗi lần chuyển động của con (đạp, uốn người, trườn, …) mẹ hãy gạch vào sổ 1 gạch. Khi nào đủ 10 lần thì mẹ ghi lại thời gian của lúc đó.
- Có những lúc bé đạp đủ 10 lần chỉ trong vòng 10-15 phút. Tuy vậy cũng có lúc mẹ sẽ phải đợi lâu hơn thế.
Trường hợp mẹ đếm trong 1 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa đủ 10 lần, mẹ nên:
- Nghỉ ngơi và uống một cốc sữa lạnh hoặc ăn đồ ngọt.
- Mẹ không nên quá lo lắng. Nằm nghỉ một lúc và thực hiện lại việc đếm số lần đạp của con.
- Nếu đếm lại mà vẫn phải rất lâu mới đủ 10 lần thì tốt nhất là mẹ nên đi khám.
Ảnh: Thai nhi đạp ít vào tháng cuối
Vì sao thai nhi lại đạp ít?
Trong quá trình mang thai, có những lúc nếu đếm theo cách tính số lần thai đạp mà thấy con đạp ít thì rất có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
1. Mẹ quá lo lắng và căng thẳng
Khi căng thẳng, lượng oxy trong cơ thể mẹ sẽ bị giảm xuống để bảo toàn nguồn năng lượng cho tim và não hoạt động. Thai nhi thiếu oxy sẽ chuyển động ít đi hoặc ngừng chuyển động.
Do đó, kể từ tháng thứ 7-8 của thai kỳ trở đi, đặc biệt là vào các tuần chuẩn bị dự sinh thì mẹ hãy cố gắng thư giãn. Nghỉ ngơi điều độ, tìm các hoạt động mình yêu thích để giải tỏa căng thẳng.
2. Tử cung đã quá chật hẹp
Vào tháng cuối, tử cung hầu như đã trở nên chật chội đối với thai nhi. Các cử động của con trở nên khó khăn hơn trong không gian này.
Tuy vậy, cũng có một số trường hợp con đạp ít đi là do không còn sức lực vì một điều bất thường nào đó. Chính vì thế, vào tháng cuối, mẹ phải thực hiện đếm số lần con đạp thường xuyên để phòng tránh các nguy hiểm có thể xảy ra với thai nhi.
3. Quá trình trao đổi chất bị suy giảm do tuổi thai lớn dần
Điều này khiến cho oxy và chất dinh dưỡng để cung cấp cho con bị giảm đi. Vì thế mà thai đạp ít hơn so với bình thường. Đây là tín hiệu nguy hiểm mà mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt.
4. Không gian bụng mẹ so với kích thước thai nhi quá nhỏ
Với một số mẹ nhỏ người, kích thước bụng nhỏ cũng sẽ khiến con chuyển động không được thoải mái hết mức. Do đó, nếu con đạp ít nhưng vẫn đủ số lần quy định trong vòng 1 tiếng đồng hồ thì điều này nghĩa là bình thường.
Thai nhi đạp ít vào tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Con đạp ít chừng nào thì bị coi là dấu hiệu nguy hiểm?
Vào tháng cuối, dù hiện tượng con đạp ít đi là bình thường thì mẹ vẫn cần kiểm tra số lần con đạp theo như hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tính từ khi mẹ thức dậy cho đến 2-3 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn thế mà thai nhi vẫn đạp không đủ 10 lần thì điều này rất nguy hiểm. Hầu như việc thai nhi ngừng đạp trong vòng hơn 12 tiếng đồng hồ cũng có nghĩa là cơ hội sống sót của con đã ít dần đi.
Do đó, càng đến gần ngày dự sinh mẹ càng cần phải cẩn trọng với chuyện con đạp ít hay đạp nhiều. Ghi chép lại tất cả số lần con đạp sau mỗi bữa ăn sẽ giúp mẹ xử lý nhanh chóng khi có tình huống báo hiệu nguy hiểm đối với con.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm bài liên quan:
- BÉ ĐẠP ÍT – Làm thế nào để kích thích cho thai nhi những lúc “lười đạp”?
- Con đạp mạnh! Điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Thai nhi đạp mạnh khi mẹ bầu nằm nghiêng: Liệu có phải do mẹ nằm đè lên con?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Đăng bình luận
- Chị em có biết đâu là thời điểm vàng để thụ thai?
- Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
- Xem tháng sinh con năm 2021 tốt cho bé, mang tài lộc cho bố mẹ
- Tuổi Giáp Tý sinh con năm 2021 có tốt không, nên sinh con vào tháng nào, mùa nào để mang lại may mắn cho cả nhà?
- Mẹ muốn sinh đôi hãy áp dụng ngay những tư thế quan hệ vừa thăng hoa vừa hiệu quả này
- Tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten có phải là chế độ ăn gây sảy thai?
- Tên hay dành cho ba mẹ đặt tên con trai sinh mùa hè Canh Tý 2020
- Gợi ý đặt tên con gái sinh mùa hè năm 2020 hay và ý nghĩa nhất
- Đặt tên con trai họ Trần mệnh Mộc chưa bao giờ dễ dàng như thế!
Bình luận0